Bệnh tim là tình trạng bệnh thường xuyên nhất ở người lớn tuổi và là nguyên nhân số 1 gây tử vong. Suy tim, bệnh động mạch vành và rung nhĩ là những lý do phổ biến cho việc thăm khám sức khỏe và nằm viện. Lão hóa bình thường khiến tim và mạch máu của bạn cứng lại, có thể dẫn đến những tình trạng này trong những năm sau đó. Đối với những người trên 75 tuổi, huyết áp cao là bệnh tim phổ biến nhất. Tham khảo cách phòng ngừa bệnh tim mạch cho người lớn tuổi trong bài viết này của chúng tôi.
Bệnh tim mạch là gì?
Bệnh tim mạch (CVD) là do các rối loạn của tim và mạch máu. Bệnh tim mạch bao gồm bệnh mạch vành (nhồi máu cơ tim), tai biến mạch máu não (đột quỵ). Tăng huyết áp tăng (cao huyết áp), bệnh động mạch ngoại biên, bệnh thấp tim, bệnh tim bẩm sinh và suy tim.
Ở người lớn tuổi, các mạch máu dần xơ cứng và giảm tính đàn hồi sẽ khiến tim làm việc nhiều hơn. Tình trạng này nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ làm cho cơ tim bị dày lên. Gây ra các bệnh tim mạch ở người cao tuổi. Bệnh tim mạch gây ra nhiều bệnh lý khác nhau. Như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim,… Kéo theo nhiều bệnh nền làm cơ thể suy yếu, thậm chí là tử vong.
Nguyên nhân phổ biến khiến người lớn tuổi dễ gặp phải các bệnh tim mạch
Các nguyên nhân chính của bệnh tim mạch là sử dụng thuốc lá, thiếu hoạt động thể lực. Chế độ ăn uống không lành mạnh và sử dụng rượu-bia ở mức độ nguy hại. Vì vậy, hầu hết các bệnh tim mạch có thể phòng ngừa được. Bằng cách giải quyết các yếu tố nguy cơ hành vi này.
Trong quá trình lão hóa, cấu trúc của tim bị biến đổi. Có thể dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp tim, tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều. Các van tim cũng bị thoái hóa, không còn thực hiện tốt chức năng dẫn đến các bệnh van tim. Tình trạng xơ vữa, biến đổi cấu trúc mạch máu, làm thành mạch dày lên còn lòng mạch hẹp lại. Là nguyên nhân của đột quỵ. Thêm vào đó, mạch máu của người cao tuổi cũng giảm độ đàn hồi cần thiết. Là một trong những cơ chế gây bệnh tăng huyết áp. Đồng thời, buộc tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu vào động mạch. Đó là những lý do khiến người cao tuổi dễ mắc các bệnh tim mạch.
Biện pháp ngăn ngừa bệnh tim mạch ở người lớn tuổi
Theo dõi và kiểm soát tốt hàm lượng cholesterol trong máu
Khi hàm lượng cholesterol trong máu tăng lên quá cao, bám vào thành động mạch, lâu ngày làm cho lòng động mạch hẹp lại, gây tắc nghẽn động mạch, ngăn chặn dòng máu đến nuôi tim, gây bệnh nhồi máu cơ tim và các biến chứng nguy hiểm khác. Do đó, để phòng bệnh tim mạch, cần phải theo dõi và kiểm soát tốt hàm lượng cholesterol trong máu bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn ít ít chất béo bảo hòa và các chất mỡ, ngọt, ăn các thực phẩm có nhiều chất xơ, cá, rau củ và dầu thực vật, luyện tập thể dục đều đặn giúp duy trì cân nặng cơ thể bình thường và phòng bệnh béo phì.
Chế độ sinh hoạt lành mạnh
- Bỏ thuốc lá: trong thuốc lá chất nicotin làm co mạch máu, giảm oxy trong máu và tổn thương mạch máu khiến bệnh tim mạch tiển triển nặng hơn. Thuốc lá còn giảm lượng mỡ tốt nhưng lại tăng mỡ xấu, gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim
- Khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh tim mạch, từ đó có những biện pháp chữa trị sớm và kịp thời.
- Kiểm soát huyết áp và bệnh tiểu đường: người cao tuổi cần duy trì mức huyết áp dưới 120/80 (mm Hg) và thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu, đồng thời giảm lượng cholesterol để phòng bệnh tim mạch
- Tránh căng thẳng và giận dữ: tâm lý căng thẳng chính là yếu tố dẫn đến bệnh xơ vữa động mạch, do đó, người cao tuổi cần phải thả lỏng tinh thần, sống vui vẻ cùng bạn bè, con cháu.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe. Những nhóm bài tập thể dục tốt cho sức khỏe người cao tuổi là đi bộ, khiêu vũ, dưỡng sinh…. Trước khi bắt tay vào việc thực hiện một hình thức luyện tập mới, người cao tuổi cần hỏi ý kiến bác sĩ để chắc chắn bài tập đó phù hợp.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học
- Xây dựng một chế độ ăn với những thực phẩm ít chất béo và cholesterol, bổ sung chất xơ, chất khoáng. Người cao tuổi nên ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm nhiều chất xơ,…
- Ưu tiên ăn nhiều cá và hạn chế mỡ.
- Hạn chế sử dụng nhiều muối và đường.
- Hạn chế sử dụng rượu, bia.
- Uống đủ nước theo nhu cầu của cơ thể.
- Bổ sung thêm các sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt dễ hấp thu, giúp tăng sức đề kháng, hạn chế mệt mỏi, ăn ngủ ngon, đồng thời giúp giảm cholesterol, tốt cho hệ tim mạch và tạo hệ xương chắc khỏe.