Mách bạn cách ngăn ngừa rối loạn tiền đình cho người lớn tuổi

Trong khi nguyên nhân gây chóng mặt ở người lớn tuổi là do nhiều yếu tố, thì thoái hóa tiền đình là một trong những nguyên nhân thường xuyên nhất. Chóng mặt cấp tính hoặc từng vị trí liên tục và chóng mặt mãn tính có thể là kết quả của rối loạn tiền đình trung ương hoặc ngoại biên. Ở người cao tuổi, rối loạn tiền đình ngoại biên thường gặp hơn nhiều so với trung ương. Để tìm hiểu kĩ hơn về rối loạn tiền đình ở người cao tuổi, quý độc giả hãy tham khảo bài viết dưới đây của pimdialer nhé!

Rối loạn tiền đình ở người lớn tuổi là gì?

Rối loạn tiền đình ở người lớn tuổi là gì?
Người mắc chứng rối loạn tiền đình

Tiền đình là vùng nằm sau ốc tai, là một hệ thống có vai trò quan trọng. Trong duy trì tư thế, dáng bộ, điều hoà, phối hợp cử động mắt, đầu, phản xạ các cơ và vận động thân mình nói chung.

  • Rối loạn tiền đình ngoại biên: Người bệnh thường có cảm giác chóng mặt khi thay đổi tư thế. Một khi bệnh nặng hơn, người bệnh không thể đi đứng được. Cơn chóng mặt thường kèm theo nôn ói rất nhiều và nôn kéo dài. Ù tai, giảm thính lực, nặng đầu, khó tập trung…
  • Rối loạn tiền đình trung ương: Đây là bệnh lý thường gặp với những triệu chứng của tình trạng thiểu năng tuần hoàn não. Người bệnh đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế người bệnh có thể bị choáng váng, chóng mặt. Thỉnh thoảng sẽ xuất hiện những cơn nôn ói.

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiền đình ở người lớn tuổi

  • Bị rối loạn tiền đình do quá căng thẳng, bị nhiều stress, nghiện rượu, bia…
  • Bị rối loạn tiền đình do bị viêm thần kinh sọ não bởi vi rút gây nên
  • Do bị thoái hóa một trong các cơ quan của hệ tiền đình
  • Do bị viêm tai giữa, chấn thương mê lộ hoặc do nghẽn tắc động mạch
  • Do bị thoái hóa cột sống cổ ảnh hưởng đến động mạch thân nền. Làm cho máu đi lên não bị hạn chế hoặc rất ít
  • Rối loạn tiền đình ở người cao tuổi có thể do tăng mỡ máu, xơ vữa động mạch. Nhất là động mạch thân nền, động mạch não làm cho lượng máu đi lên não thiếu

Biểu hiện của chứng rối loạn tiền đình ở người lớn tuổi

Những biểu hiện của chứng rối loạn tiền đình đó là: chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn… Bệnh tuy không trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân nhưng rất hay tái phát, gây khó chịu, làm ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống.

Các biện pháp ngăn ngừa rối loạn tiền đình ở người lớn tuổi

Các biện pháp ngăn ngừa rối loạn tiền đình ở người lớn tuổi
Thường xuyên thăm khám cho người bị rối loạn tiền đình

Bạn có thể phòng tránh được căn bệnh rối loạn tiền đình nhờ vào các biện pháp dưới đây:

Sinh hoạt khoa học, lành mạnh

  • Sinh hoạt nghỉ ngơi điều độ, không thức khuya, tránh làm việc quá sức. Không ngồi lâu trong phòng lạnh, nếu ngồi trong phòng điều hòa nên chú ý không để nhiễm lạnh, đặc biệt giữ gìn vùng cổ vai gáy.
  • Hạn chế sử dụng máy tính: Tránh ngồi lâu trước máy vi tính. Nên đứng lên, vận động giữa thời gian ngồi làm việc.
  • Có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước. Không ăn nhiều những món đồ dầu mỡ, quá mặn hay quá ngọt. Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê…
  • Ăn uống đầy đủ chất, hợp vệ sinh.
  • Uống nước thường xuyên khoảng 2 lít nước một ngày.

Thư giãn đầu óc, nhẹ nhàng thoải mái

Tạo một tâm lý thoải mái, vui vẻ, tránh tiếp xúc với các tình huống căng thẳng tâm lý. Tránh các stress hàng ngày trong cuộc sống. Tinh thần sảng khoái vui tươi, tâm lý nhẹ nhàng thư giãn, không có những căng thẳng lo âu sợ hãi… sẽ giúp phòng ngừa bệnh rối loạn tiền đình ít xuất hiện hơn.

Cẩn thận khi đi đứng, di chuyển

Phòng ngừa khi tiếp xúc với nguy cơ hay thay đổi tư thế: Người dễ bị hội chứng tiền đình thường phải dùng thuốc trước khi đi tàu xe. Nên tránh tập trung vào các dấu hiệu của bệnh bằng cách chú ý vào một việc khác như nghe nhạc, kể chuyện vui, thậm chí nếu ngủ được thì càng tốt. Ngoài ra, có những biện pháp tự kỷ ám thị cũng giúp tránh xuất hiện cơn như dán cao, bôi dầu… Trước khi đi chỉ ăn nhẹ, không ăn nhiều chất nặng mùi hay quá no.

Thường xuyên tập luyện nâng cao sức khỏe

Bệnh nhân có thể chủ động phòng tránh bệnh rối loạn tiền đình hiệu quả hơn bằng cách tập những bài vật lý trị liệu giúp bù trừ sự mất cân bằng của hệ thống tiền đình. Bài tập sẽ giúp gia tăng sự thích nghi với việc thay đổi tư thế, tăng khả năng duy trì thăng bằng khi đứng, đi, lắc lư hay xoay chuyển. Những bài tập này đã được chứng minh là rất có lợi cho sự thích nghi của hệ thống tiền đình với thay đổi tư thế theo thời gian. Nhiều người bệnh thậm chí có thể bỏ hẳn thuốc sau một thời gian tập luyện kiên trì.

Thường xuyên tập thể dục nhất là vùng đầu, cổ gáy. Tập đẩy hơi vào hai tai bằng cách dùng hai bàn tay áp vào hai bên tai mỗi ngày 50 – 100 lần.

Lưu ý

Bên cạnh việc tập thể dục đều đặn, để phòng tránh chứng rối loạn tiền đình, mọi người cần điều chỉnh các thói quen, lối sống như: để đèn ngủ sáng; không ngồi liên tục quá lâu; hạn chế uống rượu, cà phê, thuốc lá; tránh tiếp xúc với các chất liệu hoặc thực phẩm có mùi vị kích thích; tránh thay đổi tư thế đột ngột; không lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh; giảm thiểu căng thẳng, lo âu, hoảng hốt; tránh leo trèo cao; không đọc sách báo khi ngồi trên ôtô; ngồi hoặc nằm ngay khi cảm thấy chóng mặt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha 96 − 86 =