Cho đến ngày 31/8, Chủ tịch Laporta phải bán một nhóm cầu thủ được trả lương cao để hoàn thành mục tiêu giảm chi phí xuống còn 235 triệu USD. Trong bảng lương của Barcelona, Coutinho xếp thứ hai với thu nhập hàng tuần là 558.000 đôla, Pjanic với 373.000 đôla và Umtiti xếp thứ tư với 292.000 đôla. Việc chiêu mộ những cầu thủ kể trên sẽ giúp Barcelona tiết giảm đáng kể chi phí.
Trước khi kỳ chuyển nhượng mùa Hè đóng cửa, Chủ tịch Laporta có 14 ngày để hành động. Coutinho đang cân nhắc bán cho Arsenal, hoặc nằm trong kế hoạch đổi tiền đạo Pierre Emeric Aubameyang. Pjanic có thể trở lại Juventus và Umtiti là mục tiêu của CLB nước Pháp. Nếu đôi bên không chịu ra đi, Chủ tịch Laporta có thể xem xét việc chấm dứt hợp đồng.
Laporta đang nỗ lực giải quyết gánh nặng mà triều đại Josep Bartomeu để lại
Barca đang phải gánh khoản nợ 1 tỷ 582 triệu USD. Đây là hậu quả của chính sách mua cầu thủ đắt giá và cho hưởng lương cao dưới thời cựu Chủ tịch Josep Bartomeu, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khiến doanh thu giảm sâu.
Ngay từ khi trở lại vị trí hồi tháng 3, Laporta đã phải vay nóng 94 triệu USD để trả lương. Ông cũng xác định Barca phải giảm 235 triệu USD chi phí để có thể tồn tại. “Ban lãnh đạo cũ đầy dối trá”, Laporta khẳng định. “Bảng lương của Barca hiện tại tương đương 103% tổng thu nhập năm. Con số này cao hơn từ 20 đến 25% so với các đối thủ”.
Nỗ lực giảm chi phí của Laporta đang vấp phải như phản đối ngầm của nhiều cầu thủ. Toàn bộ đội hình đã chấp nhận giảm lương từ mùa 2019-2020 và nhiều cầu thủ không muốn giảm thêm. Cho đến ngày 5/8, Messi là cầu thủ duy nhất chấp thuận đề xuất của Barca. Tuy nhiên, việc các cầu thủ khác không chịu giảm theo khiến CLB không thể gia hạn hợp đồng với anh.
Sau khi Messi chuyển sang PSG, lão tướng Gerard Pique đứng ra làm gương khi chấp nhận giảm một khoản lớn. Nhờ đó, Barca kịp đăng ký thi đấu cho hai tân binh Memphis Depay và Eric Garcia. Pique cũng khẳng định, Sergio Busquets, Sergi Roberto và Jordi Alba sẽ làm theo.
Sự ra đi của Messi có ảnh hưởng đến Barca hay không ?
Khủng hoảng buộc LaLiga phải ép Barca (và các CLB) không chi ra nhiều hơn số tiền họ kiếm được. Barca bởi thế không thể ký hợp đồng mới với Messi – cầu thủ hay nhất thế giới; và lương cũng cao nhất thế giới, kể cả khi đã giảm 50%. Messi-Barca bắt buộc phải chia tay sau 21 năm dù không bên nào (kể cả LaLiga) mong muốn. Đại dịch đã tàn phá, nhưng nó chỉ như cú sút phút bù giờ vào khung thành trống của Barca.
Phân tích dưới đây của Financial Times đã chứng minh: Barca thực tế đã tự sụp đổ một cách vô hình từ chức vô địch Champions League ở Berlin tháng 6/2015 – chiếc Cúp thứ 4 trong 10 năm. Gã khổng lồ xứ Catalan đã thống trị châu u nhờ vào một thế hệ cầu thủ thiên tài đào tạo từ học viện. Đó cũng là giai đoạn Barca. Có trong tay những cầu thủ giỏi nhất và có thể mua bất cứ ngôi sao nào khác trên thế giới. Nhưng cũng kể từ sau cột mốc 6/2015. Barca đã thua trong “cuộc chiến thiên tài” của chính mình.
Theo Laporta, trong những năm tới, Barca sẽ khai thác tối đa cầu thủ tự đào tạo ở lò La Masia. Ông sẽ chỉ mua những cầu thủ thực sự chất lượng và cần thiết.