Bệnh quai bị ở trẻ em, nguyên nhân và cách phòng tránh mà bố mẹ nên nắm. Như ta biết căn bệnh này khá nguy hiểm với trẻ em nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Chính vì thế việc làm sao để trẻ không bị bệnh quai bị, hay nếu đã bị phải được chữa kịp thời là rất quan trọng. Chính vì thế qua bài viết hôm nay chúng tôi muốn cung cấp cho bạn kiến thức tổng quát về căn bệnh này. Nguyên nhân, tác hại, triệu chứng và cách phòng tránh để bạn có các bước chuẩn bị tốt hơn.
Bệnh quai bị
Bệnh đã bắt đầu lây cho người tiếp xúc và ủ bệnh một tuần trước khi bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sưng tuyến mang tai và có thể tiếp tục lây nhiễm 2 tuần sau đó. Thời gian bệnh lây mạnh nhất vào khoảng 2 ngày trước khi viêm tuyến mang tai. Bệnh quai bị (còn gọi là bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai). Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút quai bị gây nên. Bệnh hay gặp ở lứa tuổi học đường và gây thành dịch trong trẻ em, thanh thiếu niên.
Sau khi tiếp xúc với virus quai bị khoảng 14-24 ngày; người bệnh có cảm giác khó chịu, ăn kém, sốt, đau họng và đau góc hàm. Sau đó, tuyến mang tai sưng to, có thể sưng 1 bên hay 2 bên. Nếu sưng cả 2 bên thì 2 tuyến có thể không sưng cùng lúc, tuyến 2 bắt đầu sưng khi tuyến 1 đã giảm sưng. Vùng sưng thường lan đến má, dưới hàm, đẩy tai lên trên và ra ngoài; có khi lan đến ngực gây phù trước xương ức.
Bệnh nhân có cảm giác đau ở vùng tuyến bị sưng nhưng da trên vùng sưng không nóng và không sung huyết. Người bệnh có thể bị viêm tinh hoàn (ở nam giới), viêm buồng trứng (ở nữ giới). Đây là bệnh lành tính mà hầu như ai cũng từng trải qua một lần song nếu không phát hiện sớm và chăm sóc hợp lý bệnh có thể gây ra biến chứng viêm tinh hòan, dẫn đến vô sinh.
Cách chăm sóc người mắc bệnh quai bị
Hiện nay chưa có loại thuốc đặc trị nào cho virus quai bị. Thay vào đó, điều trị tập trung vào giảm bớt các triệu chứng quai bị. Cho đến khi nhiễm trùng tự hết và thường là trong vòng vài tuần. Người mắc bệnh cần được cách ly với mọi người cho đến khi nào thấy hết sưng; nhằm tránh việc lây nhiễm mầm bệnh cho người khác. Trong gia đình có người mắc bệnh quai bị thì khi tiếp xúc phải đeo khẩu trang và không được dùng chung vật dụng cá nhân.
Do sưng to tuyến nước bọt nên người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống. Vì vậy cần cho người bệnh ăn thức ăn lỏng để giúp cơ thể dễ hấp thu dinh dưỡng. Người bị quai bị nên kiêng ăn đồ chua và đồ uống có chất kích thích; vì các loại thực phẩm này khiến tuyến nước bọt phân tiết làm quai bị sưng to lên, có thể khiến bệnh bị biến chứng. Khi bệnh đỡ hơn nên chuyển qua thức ăn mềm chứ không ăn đồ cứng ngay. Mắc bệnh quai bị khiến cơ thể sốt và mất nước, vì thế người bệnh cần được bổ sung nước thường xuyên.
Chế độ nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý
Đối với trẻ nhỏ cần cách ly trẻ, cho trẻ nghỉ ngơi hoàn toàn, không được đùa giỡn quá mạnh. Vì sẽ làm ảnh hưởng đến tình hình sức khỏe trẻ đặc biệt là tinh hoàn của bé trai. Trong trường hợp viêm tinh hoàn, cần mặc quần lót để nâng tinh hoàn và giảm đau. Khi trẻ sốt, phụ huynh có thể cho trẻ uống paracetamol. Nó vừa hạ sốt vừa chữa đau đầu với hàm lượng 1kg thể trọng/1mg paracetamol có vị cam hoặc chanh cho dễ uống. Nếu trẻ còn sốt mà chưa đến cử uống thuốc, mẹ có thể sử dụng những miếng dán hạ sốt cho trẻ.
Ngoài ra, người mắc bệnh quai bị phải thường xuyên giữ gìn vệ sinh thân thể, răng miệng sạch sẽ. Súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng để chống khô miệng. Và tránh để vi khuẩn có môi trường thuận lợi phát triển. Ăn đa dạng các loại rau xanh và hoa quả tươi; giúp bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, giúp tăng khả năng miễn dịch. Trong trường hợp sốt cao liên tục, không hạ sốt được hoặc thấy xuất hiện biến chứng cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
Phòng ngừa và vac xin điều trị bệnh quai bị
Cách phòng bệnh quai bị hiệu quả nhất là tiêm vacxin phòng bệnh. Bắt đầu từ 12 tháng tuổi trở lên có thể tiêm phòng bệnh quai bị; để cơ thể miễn dịch với bệnh quai bị trong một thời gian dài hoặc có thể suốt đời. Những người đã tiếp xúc với bệnh nhân bị quai bị mà chưa tiêm vắc xin phòng bệnh thì cần phải tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị ngay để có thể bảo vệ bản thân tránh nhiễm bệnh.
Lưu ý cần tiêm vắc xin phòng quai bị không quá 72h sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh. Người mắc bệnh cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác. Làm vậy để phòng tránh lây bệnh cho người khác. Vắc xin quai bị không nên tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi; và tiêm mũi nhắc lại khi trẻ được 4 tuổi. Nếu trẻ sống trong môi trường dịch bệnh, có thể tiêm ngừa từ 9 tháng tuổi. Tuy nhiên, không phải cứ chích ngừa là sẽ phòng được bệnh. Trên thực tế, việc chủng ngừa chỉ có thể phòng bệnh được khoảng 80%; nên sau khi chích ngừa vẫn cần có ý thức phòng bệnh.