Cách bảo vệ người lớn tuổi tránh những căn bệnh phổ biến

Theo các nghiên cứu khoa học, hoạt động thể chất có thể giúp ngăn ngừa bệnh tật và thương tích. Tuy nhiên, ít hơn 60% người lớn tuổi tham gia vào các hoạt động thể chất và rèn luyện sức mạnh. Tuổi tác, di truyền và giới tính khiến người lớn tuổi gần như không thể tránh khỏi việc mắc các bệnh mãn tính. Theo thống kê, hơn 80% người lớn từ 65 tuổi trở lên có ít nhất một bệnh mãn tính, trong khi 68% mắc hai bệnh trở lên. Cùng tìm hiểu các biện pháp phòng ngừa bệnh cho người lớn tuổi trong bài viết dưới đây của pimdialer.

Các bệnh phổ biến người lớn tuổi hay mắc phải

Đau nhức xương khớp

Đau nhức xương khớp
Đau nhức xương khớp ở người cao tuổi

Nhiều người lầm tưởng bệnh đau nhức xương khớp chỉ xuất hiện vào mùa đông. Tuy nhiên, đối với người cao tuổi, thời tiết nóng nực vào mùa hè và thay đổi nhiệt độ đột ngột. Cũng sẽ làm xuất hiện đau nhức xương khớp. Đau nhức xương khớp vào mùa hè ở người cao tuổi. Thường xuất hiện ở các khớp gối, cột sống thắt lưng, khớp bàn tay, bàn chân.

Bệnh đường hô hấp

Người cao tuổi có thể bị cảm lạnh do chế độ sinh hoạt hàng ngày không hợp lý. Đang đi ngoài nắng về lại tắm ngay hoặc đang tiếp xúc với nhiệt độ cao > 390C. Sau đó vào phòng lạnh ở nhiệt độ thấp < 200C. Nếu nhẹ có thể gây viêm đường hô hấp trên. Nặng có thể viêm phế quản, viêm phổi và có thể gây tử vong. Một số bệnh như viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản hoặc hen suyễn khi nóng, lạnh đột ngột cũng sẽ tái phát. Nhất là hen ác tính rất nguy hiểm đến tính mạng.

Tăng huyết áp, tim mạch

Người cao tuổi nếu có bệnh tăng huyết áp mà bị lạnh đột ngột (tắm nước lạnh, nằm máy lạnh nhiệt độ thấp quá) rất có thể xảy ra các biến chứng nguy hiểm, nếu nhẹ huyết áp tăng gây hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu, loạn nhịp tim, nặng có thể xuất huyết não, đột quỵ.

Rối loạn tiêu hóa

Mùa nắng nóng người cao tuổi cũng rất dễ bị rối loạn tiêu hóa do thức ăn, nước uống không đảm bảo vệ sinh gây nên đi ngoài làm mất nước và chất điện giải. Trong khi đó lại ngại uống nước hoặc uống rất ít nước cho nên hậu quả cũng sẽ đưa đến là mạch nhanh, huyết áp tụt, thậm chí trụy tim mạch. Mặt khác, do lượng nước uống vào không đủ bù đắp mất nước do ra mồ hôi, nhất là một số người cao tuổi rất ít ăn rau, hoa quả, ngại uống sữa làm cho phân rắn lại khiến người cao tuổi bị táo bón.

Cách để phòng ngừa bệnh cho người lớn tuổi

Tiêm vắc xin cúm

Khoảng 85% các ca tử vong do cúm thường xảy ra ở bệnh nhân 65 tuổi trở lên. Do vậy, NCT nên tiêm vắc-xin hằng năm giúp ngăn ngừa bệnh cúm.

Tiêm vắc xin PPSV

Vắc-xin polysaccharide phế cầu khuẩn (PPSV) giúp ngăn ngừa bệnh viêm phổi. Đối với những bệnh nhân viêm phổi, vắc-xin này giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Đây là loại vắc-xin đặc biệt quan trọng đối với nhóm người này bởi họ có nguy cơ mắc phải bệnh viêm phổi và các biến chứng rất cao.

Chụp X-quang vú 2 năm một lần

Gần một nửa các ca ung thư vú mới phát hiện ở phụ nữ độ tuổi từ 65 trở lên. Phụ nữ từ 50 – 74 tuổi nên chụp X-quang vú 2 năm một lần để phát hiện sớm ung thư vú. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ tư vấn mức độ chụp X-quang thường xuyên hay không.

Kiểm tra ung thư đại, trực tràng

Kiểm tra ung thư đại, trực tràng
Thường xuyên kiểm tra ung thư đại, trực tràng cho người lớn tuổi

Cứ hai trong số ba ca ung thư đại, trực tràng mới phát hiện ở những người từ 65 tuổi trở lên. Từ 50 tuổi và tiếp tục cho đến 75 tuổi, tất cả NCT nên được kiểm tra ung thư đại, trực tràng. Các bác sĩ sẽ tư vấn loại xét nghiệm thích hợp cần thực hiện.

Thực hiện các xét nghiệm kiểm tra bệnh tiểu đường ngay cả khi không có triệu chứng

Bệnh tiểu đường phổ biến đối với người cao tuổi. Tuổi từ 60 trở lên cứ 4 người có một người mắc phải căn bệnh này. Nếu huyết áp thường xuyên cao hơn mức 135/80 mm Hg, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm kiểm tra bệnh tiểu đường ngay cả khi không có bất kì triệu chứng nào.

Thường xuyên xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ cholesterol

Mức độ cholesterol cao là nguyên nhân gây ra nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột qụy. Nam giới từ 35 tuổi trở lên nên thường xuyên kiểm tra mức độ cholesterol. Phụ nữ từ 45 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành cũng cần được kiểm tra. Mức độ cholesterol thường được kiểm tra bằng cách xét nghiệm máu.

Xét nghiệm kiểm tra khối lượng xương

Nguy cơ loãng xương tăng lên khi tuổi già. Phụ nữ từ 65 tuổi nên được kiểm tra loãng xương. Xét nghiệm này thường được gọi là kiểm tra khối lượng xương (hay mật độ xương) để phòng bệnh cho người lớn tuổi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha − 1 = 3