Cận thị học đường, nguyên nhân, tác hại và cách tránh mà các bậc phụ huynh nên biết. Việc mắc các bệnh liên quan đến khúc xạ về mắt là điều rất dễ xảy ra với trẻ em. Nó có khá nhiều nguyên nhân nhưng nổi bật là hai nguyên nhân chính để bị cẩn thị. Đầu tiên đó chính là yếu tố di truyền, và thứ hai do tư thế và cách nhìn của bé không đúng cách. Để tránh khỏi việc bị cận thị do sai tư thế mà chúng ta hay gọi là cận thị học đường thì vai trò của bố mẹ là rất quan trọng.
Cận thị ở trẻ
Mắt của người bình thường khi nhìn ảnh của vật hiện đúng trên võng mạc, nên nhìn rõ sự vật. Đối với người bị cận thị, ảnh của vật nằm trước võng mạc; nên nhìn vật ở xa thì bị mờ, nhìn vật ở gần mới rõ. Có hai yếu tố nguy cơ gây bệnh cận thị là di truyền và môi trường. Điều khiến các bác sỹ lo lắng là mỗi ngày, số trẻ đến khám lại đông lên; hiện tỷ lệ cận thị là 70%. Trẻ bị cận thị khi tuổi còn rất ít – 4,5 tuổi và càng ở cấp học cao hơn. Tỷ lệ trẻ bị cận thị lại lớn hơn.
Cận thị ở lứa tuổi học sinh đang ở con số báo động gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực. Bên cạnh đó gây ra nhiều bất tiện cho trẻ khi không thể nhìn xa. Tuy không thể khắc phục được hoàn toàn tình trạng cận thì nhưng các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể ngăn ngừa và phòng chống tật cận thị xảy đến với con em của mình.
Các biện pháp phòng ngừa cận thị
Bạn có biết, nguyên nhân xảy ra cận thị một phần là do yếu tố di truyền. Phần còn lại chủ yếu là do quá trình học tập và sinh hoạt thiếu khoa học ở trẻ. Ở trường, trẻ ngồi học với tư thế ngồi không đúng, cự ly bàn ghế và điều kiện ánh ánh sáng không đảm bảo, đọc sách và viết ở cự ly gần trong khoảng thời gian dài và liên tục… khiến cho mắt phải điều tiết nhiều hơn, lâu dần làm giảm khả năng nhìn và dẫn đến cận thị.
Ngoài ra, với những trẻ đã bị cận thị; việc đeo kính không đúng số do quá quá lâu không đi kiểm tra để cắt kính cho phù hợ. Do đó dù đeo kính nhưng mắt vẫn phải điều tiết liên tục để nhìn; khiến cho độ cận ngày càng tăng cao. Và để hạn chế tăng độ hoặc phòng chống cận thị ở trẻ; các bậc cha mẹ cần lưu ý một điều sau:
Đảm bảo khoảng cách mắt
Thường xuyên theo dõi và điều chỉnh tư thế ngồi của trẻ. Nhằm đảm bảo khoảng cách là hợp lý giữa mắt và mặt bàn là hợp lý. Nhằm giúp mắt không phải điều tiết quá nhiều. Đồng thời, tư thế ngồi học đúng chuẩn cũng ngăn ngừa tình trạng cong vẹo cột sống hiện đang xuất hiện khá nhiều ở trẻ nhỏ. Lựa chọn bộ bàn học đảm bảo có sự hài hòa và hợp lý giữa chiều cao của bàn và ghế. Bàn học thông minh, các là dòng sản phẩm với khoảng chiều cao bàn và ghế đảm bảo phù hợp với tầm vóc của trẻ; ngăn ngừa tình trạng cận thi do sử dụng bàn học với bàn quá cao so với ghế.
Đảm bảo độ sáng và khám mắt định kỳ
Đảm bảo hệ thống ánh sáng trong quá trình trẻ ngồi học. Trên thị trường hiện nay có những sản phẩm đèn học tốt cho mắt các mẹ cũng hoàn toàn có thể tham khảo và lựa chọn. Không nên sử dụng những loại đèn ánh sáng trắng và quá sáng sẽ không tốt cho mắt. Nếu có thể hãy tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên; vừa tốt cho mắt vừa có thể tiết kiệm được nguồn điện năng đáng kể.
Thường xuyên nhắc nhở con phải dành ra những khoảng thời gian để thư giãn mắt. Nhất là khi học tập và làm việc với máy tính. Đồng thời, cần bổ sung những thực phẩm tốt cho mắt qua nguồn thức ăn (cá biển, trứng, thịt…); thực phẩm chức năng hoặc thuốc bổ mắt chuyên dụng. Cho trẻ đi khám mắt định kỳ: Cần định kỳ đi khám mắt cho bé, để có những điều chỉnh về dinh dưỡng và cắt kính cho phù hợp. Có như vậy mới hạn chế được tình trạng tăng độ cận của mắt.
Hi vọng với những chia sẻ này, bố mẹ sẽ có thêm những kiến thức cần thiết để phòng chống cận thị ở lứa tuổi học đường cho con yêu của mình. Từ đó bé sẽ luôn có một đôi mắt tốt và khỏe mạnh cho việc học tập và sinh hoạt được thoải mái nhất. Hãy giữ gìn đôi mắt cho con yêu của bạn nhé.