Mất ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến, đặc trưng bởi tình trạng khó kéo dài. Những người từ 60 tuổi trở lên dễ bị mất ngủ hơn, và điều này có thể do một số yếu tố khác nhau. Người cao tuổi có nguy cơ mắc các bệnh lý và tâm thần cao hơn có thể dẫn đến các triệu chứng mất ngủ. Cũng như các rối loạn giấc ngủ khác như rối loạn nhịp thở khi ngủ hoặc hội chứng chân không yên. Tìm hiểu kỹ hơn về chứng mất ngủ ở người cao tuổi trong bài viết này của pimdialer.
Nguyên nhân người lớn tuổi mất ngủ
Các yếu tố gây mất ngủ ở người cao tuổi bao gồm: giảm hoạt động thể lực, ít tiếp xúc với ánh sáng, giảm ngưỡng bị đánh thức (dễ bị thức giấc hơn). Thay đổi nhịp sinh học, giảm khả năng hồi phục các chức năng. Khi cơ thể bị lão hóa, các bệnh lý. Như sa sút trí tuệ, tim mạch, viêm nhiễm đường hô hấp, đau xương khớp, trầm cảm…
Người cao tuổi dễ bị mất ngủ với nhiều nguyên nhân. Như tuổi tác, sức khỏe, bệnh mạn tính và thậm chí là thói quen sinh hoạt hằng ngày. Với người bị về tim mạch bị mất ngủ do khi nằm gây khó thở. Khó thở kịch phát trong cơn tăng huyết áp, loạn nhịp tim làm thức dậy đột ngột giữa lúc đang ngủ.
Mất ngủ còn do nhiều nguyên nhân như bị viêm phế quản tắc nghẽn, hen suyễn, tinh thần không ổn định… Để ngủ được ngon giấc, người cao tuổi nên tránh những kích thích. Như rượu bia, thuốc lá, cà phê, trà, xem các phim hành động… trước khi đi ngủ.
Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ, xoa bóp, mát-xa… rất tốt cho tuổi già và giấc ngủ. Phòng ngủ phải ở nơi yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Một lưu ý nữa là hãy lên giường chỉ khi thấy buồn ngủ. Nếu người cao tuổi mất ngủ thường xuyên, liên tục gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Thì nên đi khám và tư vấn bác sĩ chuyên khoa. Tự ý dùng thuốc ngủ tùy tiện và không theo chỉ dẫn của bác sĩ. Sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần.
Biện pháp phòng ngừa chứng mất ngủ ở người già
Cách điều trị mất ngủ tốt nhất là áp dụng các biện pháp điều trị chứng mất ngủ mà không dùng thuốc. Nhất là đối với trường hợp mất ngủ do rối loạn tâm lý kéo dài. Dưới đây là các biện pháp cho bạn:
- Tập thể dục đều đặn hàng ngày (tránh tập nhiều sau 6 giờ tối)
- Giải quyết cho xong hoặc tạm gác hết những vấn đề khiến bạn lo lắng. Nhằm tạo cho mình cảm giác thư giãn cả về thể chất lẫn tinh thần trước khi lên giường ngủ
- Tạo một môi trường thư giãn và yên tĩnh khi đi ngủ. Bao gồm các điều kiện hạn chế ánh sáng, tiếng ồn và duy trì nhiệt độ phòng phù hợp…
- Chỉ đi ngủ khi đã cảm thấy buồn ngủ và sẵn sàng cho việc này. Trước đó, nên tắm nước ấm để làm tăng nhiệt độ cơ thể, giúp giấc ngủ bắt đầu dễ dàng hơn
- Cố gắng tạo thói quen về trình tự giờ giấc, các bước đi vào giấc ngủ. Ví dụ duy trì thói quen tắm nước nóng, nghe một bản nhạc nhẹ rồi lên giường ngủ vào mỗi ngày
- Nên xuống giường sau khi thức dậy vào buổi sáng, không nên nằm nán lại trên giường quá lâu