Robot là một trong những phát minh quan trọng của nhân loại. Việc sử dụng chúng thay thế cho con người trong một số hoạt động giúp ích rất lớn cho các hoạt động sản xuất. Bên cạnh đó cũng có những phát minh dùng cho các lĩnh vực các trong xã hội cũng như trong các lĩnh vực đặc biệt. Một số ứng dụng sử dụng được cho người khuyết tật giúp họ hòa nhập cộng đồng. Đã có rất nhiều ứng dụng công nghệ robot đạt được hiệu quả cao. Và các nhà khoa học đang không ngừng tiến hành các phát minh mới có ích cho cuộc sống.
Phát minh robot có thể đổi màu theo môi trường
Robot mềm thay đổi màu sắc theo thời gian thực tương ứng với cảnh vật giống tắc kè; có thể mở đường cho cách thức ngụy trang mới trong quân sự.
Lớp da tắc kè nhân tạo bao phủ phần lưng của robot bằng nhựa được phát triển bởi nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Quốc gia Seoul. Để mô phỏng loài vật, robot biết đi cỡ nhỏ dài 38 cm, rộng 15 cm và nặng 0,9 kg.
Robot tắc kè bò qua bề mặt có nhiều sọc màu và họa tiết khác nhau; Robot dùng cảm biến để nghiên cứu màu sắc. Khi di chuyển qua mỗi sọc màu, các đoạn ở lưng robot dần đổi màu tương ứng. Chuyển từ màu đỏ cam tới xanh lá cây và xanh dương. Các ứng dụng của công nghệ bao gồm: tạo ra màn hình hiển thị linh hoạt đeo trên người; sản xuất xe hơi hoặc xây nhà cửa có thể đổi màu theo mong muốn của người sử dụng.
“Ứng dụng cao cấp nhất là áo tàng hình, thông qua hòa lẫn vào môi trường”. Kỹ sư cơ khí Seung Hwan Ko ở Đại học Quốc gia Seoul, giải thích. “Đối với quân đội, công nghệ sẽ giúp tạo ra robot do thám thông minh có khả năng che giấu tuyệt vời. Khiến quân địch không thể nhận ra. Công nghệ cũng cho phép binh sĩ chủ động ngụy trang. Các loại đồng phục quân sự hiện nay khá “bị động”. Chúng có màu sắc hoặc họa tiết cố định. Và không thể phản ánh sự thay đổi môi trường xung quanh”.
Trái lại, lớp ngụy trang mới có thể thay đổi hình dáng để hòa lẫn tốt hơn vào cảnh vật. Trước đây, việc phát triển công nghệ như vậy từ lâu vẫn là thách thức lớn. Bởi thiết bị ngụy trang nhân tạo cần hiển thị nhiều màu sắc. Để thay đổi theo yêu cầu và phản ánh tốt những chi tiết của cảnh vật.
Phương pháp phát minh robot “tắc kè”
Trong nghiên cứu công bố hôm 10/8 trên tạp chí Nature Communications; giáo sư Ko và cộng sự đạt được điều này nhờ sử dụng phương pháp mới. Kết hợp các lớp tinh thể lỏng sắc tố nhiệt (sự thay đổi màu sắc theo nhiệt độ) với mạng lưới làm nóng bằng dây nano bạc xếp chồng lên nhau. Cảm biến màu sắc và hệ thống phản hồi trên robot phát hiện màu sắc cảnh vật. Sau đó chuyển đổi màu sắc ở lớp da tương ứng. “Bạn có thể tưởng tượng một loại vải thay đổi màu sắc và hoa văn theo ý thích của bạn hoặc môi trường”, giáo sư Ko mô tả.
Hiện nay, robot tắc kè hơi lớn hơn một chút so với vật thật. Tuy nhiên, khi nghiên cứu ban đầu hoàn thiện, các nhà khoa học hy vọng có thể thu nhỏ thiết kế. Họ cũng đang tìm cách mang tới cho robot khả năng phản ánh đặc điểm bề mặt cảnh nền với độ phân giải lớn hơn.
Phát minh cánh tay robot có thể “đọc suy nghĩ” người đeo
Hai thanh niên tài năng đến từ Kikuyu, quận Kiambu, Kenya đã phát triển một loại cánh tay robot hiện đại dành cho những người khuyết tật. Sáng chế kết hợp trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ đọc suy nghĩ. Để vận hành cánh tay, người dùng cần đeo cánh tay robot và thiết lập giao diện não – máy tính (BCI).
Các tín hiệu được chuyển đổi thành dòng điện bằng cách sử dụng bộ tai nghe đặc biệt. Dòng điện này sau đó được chuyển về các mạch của robot. Giúp cánh tay có thể chuyển động được.
“Cánh tay hành động theo cách bạn nghĩ. Nếu bạn nghĩ rằng, hãy nhấc cánh tay hoặc vẫy tay. Công nghệ sẽ làm như vậy theo mong muốn của bạn”; chủ nhân sáng chế chia sẻ.
Với sản phẩm này, các nhà khoa học hy vọng sẽ tạo ra những đột phá mới trong hỗ trợ người khuyết tật về thể chất trong các hoạt động hằng ngày. Tuy nhiên, chủ nhân sáng chế cho rằng, việc thiếu nguyên liệu chất lượng là một thách thức lớn. Và họ phải sử dụng kim loại phế liệu để chế tạo cánh tay robot này.
“Chúng tôi đã tìm kiếm các nguồn nguyên liệu khác nhau từ các đại lý điện tử và các bãi rác khác nhau ở các làng mạc và thị trấn”. Các nhà phát minh hiện đang kêu gọi chính phủ và các tổ chức quốc tế hỗ trợ công nghệ. Để thiết bị được sản xuất với số lượng lớn.