Sự nhút nhát về lâu dài có thể tước đi rất nhiều cơ hội trong cuộc sống của trẻ em. Trẻ rụt rè sẽ có nguy cơ trở thành những người lớn nhút nhát nếu như không được khắc phục sớm. Bố mẹ hoàn toàn có thể giúp trẻ nhỏ điều chỉnh và vượt qua tính nhút nhát này. Còn nếu sự nhút nhát của trẻ nhỏ kéo dài và trầm trọng thì sẽ phải cần đến sự hỗ trợ của các bác sĩ tâm lý.
Một đứa trẻ bị mắc chứng nhút nhát luôn lo âu hoặc rụt rè mỗi khi giao tiếp với mọi người xung quanh hoặc khi rơi vào tình huống lạ lẫm. Vậy ba mẹ cẩn phải làm gì để có thể khắc phục sớm nhất cho trẻ thoát khỏi căn bệnh. Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết này biết thêm thông tin cần thiết nhé!
Thế nào là nhút nhát?
Trẻ em được xem là nhút nhát khi các em không chịu hòa đồng và tham gia các hoạt động chung với bạn bè đồng trang lứa, mặc dù trong lòng các em rất muốn. Trẻ nhút nhát có thể có những biểu hiện như sau:
– Không chịu nói chuyện hay trả lời câu hỏi của người khác, dù đó là những câu hỏi rất đơn giản hoặc rõ ràng.
– Không thích chơi đùa và tham gia các hoạt động tập thể.
– Không thích ra chơi ở những không gian công cộng, đông người hoặc thoáng rộng (như sân trường chẳng hạn), trừ phi đi với một người thực sự thân thiết.
– E ngại mỗi khi được người khác quan tâm chú ý, kể cả khi đó là sự chú ý tích cực.
Trẻ nhút nhát cần được bảo vệ, yêu thương
Với trẻ nhút nhát, cần nhất là sự kiên định, yêu thương và nhẫn nại với trẻ. Đầu tiên, hãy công nhận, đồng cảm và trò chuyện về cảm xúc của trẻ. Nghe có vẻ ngược, bạn muốn trẻ tiến về phía trước, dõng dạc mỉm cười “Con chào cô chú ạ!”, hoặc hăng hái hòa nhập với bạn bè. Ý muốn đó thôi thúc bạn giục trẻ: “Con đừng có ngại nữa!”, “Sao con cứ bám lấy mẹ thế nhỉ! Các bạn con có ai không tự chơi đâu!”.
Nếu bạn đẩy bé ra xa khi bé chưa sẵn sàng thì càng làm bé lo lắng, hoảng sợ hơn. Bé có thể khóc lóc, phản ứng ôm bố mẹ dữ dội hơn. Cách tốt nhất là bố mẹ trò chuyện cởi mở công nhận cảm xúc của bé. Lời nói ân cần giúp bé thấu hiểu cảm xúc và cách phản ứng của mình là bình thường.
Mô tả cho bé khung cảnh
Khi đưa bé đến nhiều nơi và tiếp xúc với nhiều người thì đây là bước chuẩn bị tốt giúp bé hình dung rõ ràng địa điểm, thời gian, và những người bé sẽ gặp. Bố mẹ càng mô tả chi tiết bao nhiêu, bé sẽ càng dễ thích nghi bấy nhiêu. Bạn có thể kể với bé một kỷ niệm nào đó liên quan giữa bé và những người con sẽ gặp.
Luyện cho bé cách phản ứng trước những câu hỏi
Bác sĩ tâm lý người Mỹ Barbara, từng gợi ý bố mẹ: Khi bạn đang chơi vui vẻ với bé, hãy hỏi bé: “Khi ai đó hỏi rằng: “Tên của con là gì?; con hãy nói rằng: “Samira ạ”. Bây giờ chúng ta sẽ thực hành nhé. Khi mẹ hỏi tên của con là gì, thì con sẽ nói gì nào?”. Luyện tập với bé mỗi ngày cho đến khi bé phản ứng tự động.
Thường xuyên hỏi, lắng nghe bé
Nếu như 3 gợi ý trên là giải pháp đối với trẻ nhút nhát thì gợi ý 4 là chiến lược thực hiện đối với mọi trẻ. Trẻ tự tin, tự lập vì được tôn trọng, được trao sức mạnh để quyết định các vấn đề thuộc về con và cả gia đình. Hỏi bé các câu hàng ngày để bé lựa chọn như: “Con thích ăn gì vào tối nay? Ăn cơm hay mì nhỉ” – “Con thích mặc áo siêu nhân xanh hay áo cá Nemo vàng” – “Con thích đi công viên hay đi sở thú?”
Khi đến một địa điểm, những câu hỏi rất hữu ích để bé chủ động hơn: “Con thích ngồi gần cửa sổ hay là ở chỗ bàn rộng kia?” – “Con thích tự gọi đồ hay mẹ sẽ hỗ trợ con?” – “Con thích đi lấy đồ ăn với mẹ không?”. Hay đưa ra các câu hỏi để bé nêu ý kiến, cảm nhận, kiên nhẫn lắng nghe bé nói dù bé diễn đạt chưa tốt, nhiều đoạn “ờ, à” câu giờ. “Kể về các tiết mục xiếc hôm nay cho bố/mẹ nghe với nào?” – “Hôm nay con đi chơi với ông bà những gì thế? Cuối cùng, đừng bao giờ bỏ lỡ cơ hội khen ngợi bé! Khen ngợi khiến bé vui. Nhưng khen để tạo động lực cho bé tiếp tục lặp lại điều tốt cần cụ thể.