Mùa mưa và cách phòng bệnh hô hấp cho bé mà các bậc cha mẹ cần lưu ý. Mùa mưa là mùa có nhiều điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Nó khiến cho các mầm bệnh có cơ hội phát tán và gây bệnh cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Đặc biệt đó là các căn bệnh về đường hô hấp. Việc này sẽ khiến các bé dễ mắc các bệnh liên quan về hô hấp khiến bé khó thở. Để tránh trường hợp này xảy ra thì các bậc phụ huynh lúc nào cũng phải cẩn thận trong việc phòng bệnh cho bé.
Vì sao mưa nắng thất thường trẻ hay ốm?
Theo các chuyên gia nhi khoa, tỷ lệ trẻ mắc vấn đề về hô hấp, truyền nhiễm có xu hướng tăng. Nhất là trong giai đoạn đầu mùa mưa hàng năm (thường bắt đầu tại các tỉnh phía nam từ tháng 4). Các bệnh thường gặp gồm: Sốt siêu vi, cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi… với triệu chứng phổ biến như ho, ho đờm, ho liên tục, sốt nhẹ hoặc sốt cao, chảy nước mũi, đau họng.
Không khí ẩm thấp sau mưa, nhiệt độ thay đổi. Đây là điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn gây bệnh trên đường hô hấp phát triển mạnh. Các yếu tố này có thể xâm nhập vào mũi, họng khi trẻ hít thở. Rồi xuống thanh quản, phế quản, phổi. Trong khi đó, hệ miễn dịch ở trẻ thường chưa phát triển hoàn thiện. Nên không đủ khả năng chống lại tác nhân gây bệnh.
Ngoài ra, vào mùa nóng, trẻ cũng thích tắm, nghịch nước lâu, tắm mưa… Điều này hiến khả năng nhiễm các bệnh hô hấp tăng cao. Khi nhiễm các bệnh này, trẻ thường có dấu hiệu khởi phát là ho, chảy nước mũi, nghẹt mũi… Nếu không xử lý đúng cách, các triệu chứng trên có thể chuyển nặng. Nó làm trẻ khò khè, viêm phế quản, viêm phổi, khó thở, thậm chí suy hô hấp… Bên cạnh đó, lúc này nhiệt độ, độ ẩm không khí hay thay đổi đột ngột, các bé nhỏ có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên cơ thể không kịp thích nghi, khiến bé dễ rơi vào tình trạng: mệt mỏi, quấy khóc, biếng ăn, sốt, ho, cảm cúm, sổ mũi, nghẹt mũi,…
Cách xử lý bệnh viêm đường hô hấp trong mùa mưa
Theo các bác sĩ, đa số trường hợp trẻ ho, sổ mũi đều có thể xử trí tốt tại nhà. Cụ thể, bố mẹ cần cho trẻ nghỉ ngơi nhiều, ăn uống, ngủ nghỉ điều độ; tăng cường rau xanh và cho bé uống nhiều nước hoa quả, nước ấm để tăng khả năng miễn dịch. Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C, phụ huynh có thể cho dùng thuốc hạ sốt thông thường theo hướng dẫn trên bao bì hoặc hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, trẻ nên được vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý trước khi ăn, bú.
Việc giữ cho trẻ khô ráo, đủ ấm cũng có tác dụng tốt. Bố mẹ cần lau mồ hôi cho trẻ sau khi chơi, tránh để bé mặc đồ ẩm ướt, dính mưa. Bạn có thể nhỏ vài giọt dầu tràm vào nước tắm để giữ ấm, phòng cảm ho cho trẻ mỗi lần tắm. Bên cạnh đó, bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng siro ho – cảm khi mới có các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ho. Với nguyên liệu sạch như quất, húng chanh, cát cánh… được trồng theo tiêu chuẩn GACP-WHO (thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới), sản phẩm có khả năng hỗ trợ trẻ giảm ho, tiêu đờm, giảm sổ mũi, nghẹt mũi…
Cách phòng tránh bệnh cho trẻ
Việc chăm sóc tại nhà đúng cách, kịp thời có thể giúp sớm trẻ giảm các triệu chứng khó chịu. Bảo vệ hệ miễn dịch, góp phần ngăn ngừa khả năng bệnh chuyển nặng, biến chứng… Tuy nhiên, tốt hơn hết, bố mẹ cần chú ý phòng bệnh cho trẻ. Đầu tiên, phụ huynh cần đảm bảo môi trường sống trong lành, thông thoáng; cho trẻ tránh xa khói thuốc, hạn chế tiếp xúc bụi bẩn. Bố mẹ cần hạn chế để trẻ ra vào nơi có nhiệt độ, độ ẩm thay đổi đột ngột; cho con mặc phù hợp thời tiết, nhiệt độ ở từng thời điểm trong ngày; không để bé hứng luồng gió mạnh trực tiếp (từ quạt, điều hòa hay ngoài tự nhiên).
Trẻ cần tránh tiếp xúc với những người đang nhiễm bệnh. Bố mẹ nên cho bé tiêm phòng vac xin đầy đủ, đúng lịch; vệ sinh thân thể mỗi ngày; đảm bảo chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ và khoa học. Phụ huynh cần theo dõi sát sao sức khỏe của trẻ. Kịp thời phát hiện các triệu chứng mới chớm để xử lý đúng cách, kịp thời. Với các bé mỗi khi thay đổi thời tiết, bé gặp tình trạng ốm vặt, thì chứng tỏ sức đề kháng của bé yếu. Vì vậy, bên cạnh chăm sóc bé, các mẹ nên bổ sung cho bé các vi chất thiết yếu. Để giúp bé tăng cường hệ miễn dịch như: Thymomodulin, thảo dược hoàng kỳ, Lysine, B-glucan, Whey protein,…