Ngoài Thác Bản Giốc và động Ngườm Ngao, Cao Bằng còn nổi tiếng với làng đá cổ Khuổi Ky bởi sự cổ xưa và mộc mạc. Đây là một ngôi làng đá độc đáo và cổ xưa làm nên nét đẹp của tỉnh Cao Bằng, có liên quan đến văn hóa thờ “Thần đá” của người Thái. Bản Khuổi Ky nằm cách trung tâm thành phố Cao Bằng khoảng 80 km về phía Đông Bắc và là nơi khá thu hút khách du lịch. Đặc biệt, ngôi cổ tự này nằm trên con đường dẫn đến thác Bản Giốc hoang sơ mà nhiều người vẫn thường tới du lịch. Sau khi tham quan và khám phá làng đá, bạn có thể đến thác nước đẹp nhất miền Bắc Việt Nam để tham quan và sống ảo.
Lịch sử làng đá Khuổi Ky
Nằm cách trung tâm TP Cao Bằng gần 100 km; làng Khuổi Ky có 14 hộ dân tộc Tày sinh sống tại những ngôi nhà sàn làm bằng đá tồn tại hàng trăm năm. Đây là làng văn hóa truyền thống tiêu biểu của dân tộc ít người được công nhận vào năm 2008; trải rộng khoảng 1 ha, dựa lưng vào núi đá vôi; phía trước là khoảng đất rộng chừng 0,2 ha. Trong làng có dòng Khuổi Ky nước trong veo, mát rượi; là nơi người dân và du khách có thể tắm mát giải nhiệt mùa nóng.
Dân trong làng có hai họ chính là họ Nông và họ Triệu. Theo lời cụ bà Triệu Thị Pén, trong tâm thức người Tày; đá giống như vị thần linh che chắn, bảo vệ cho người dân làng. Họ lập miếu thờ xung quanh các tường đá; tế lễ cảm tạ thần đá hàng năm, là một nét văn hóa tâm linh đặc sắc.
Những ngôi nhà sàn đá này có từ khoảng năm 1594 – 1677; khi nhà Mạc lên vùng đất Cao Bằng xây dựng thành quách để bảo vệ đất nước. Kiến trúc nhà lợp ngói âm dương, có ba gian chính; mỗi gian được ngăn bằng khung ván gỗ để thuận tiện cho việc sinh hoạt; móng nhà được làm bằng đá hộc và chân tảng kê cột cũng được làm bằng đá gia công lại.
Quá trình xây dựng nhà sàn đá đầy gian nan
So với việc xây dựng nhà sàn gỗ thông thường, làm nhà sàn đá vất vả hơn, tốn kém công sức hơn rất nhiều. Nếu người ta chỉ mất vài tháng để xây xong một ngôi nhà sàn bình thường thì với nhà sàn bằng đá; ông bà xưa đã phải dành ra 2 – 3 năm để hoàn thiện.
Đó là lý do mà mỗi ngôi nhà cổ ở đây không chỉ có giá trị để ở; mà đã trở thành một công trình nghệ thuật; là điểm đến hấp dẫn du khách không thể bỏ qua khi du lịch Cao Bằng.
Đá dùng để đây nhà phải là những viên đá cứng cáp, chắc chắn, có bề ngoài nhẵn đẹp. Đặc biệt, người Tày còn đặt yếu tố tâm linh vào việc chọn đá.
Họ cho rằng phải chọn được những viên đá được hình thành từ sâu dưới lòng đất; hấp thụ đầy đủ nguyên khí của đất trời, trải qua đầy đủ áp lực của điều kiện địa chất thiên nhiên mới mang đến nguồn năng lượng tích cực và linh khí cao. Vì thế, quá trình khai thác, lựa chọn đá cũng tiêu tốn nhiều thời gian, công sức.
Không gian văn hóa đá
Qua khỏi cây cầu có mái ngói là tới làng Khuổi Ky, du khách thỏa thích tìm hiểu một “không gian văn hóa đá” với ối vào là đường lát đá; kè đá hai bên và sử dụng các cối đá hình tròn trang trí trải dài theo lối đi. Ngoài ra, các dụng cụ, phương tiện phục vụ cho nếp sống sinh hoạt cũng làm từ đá; như cối giã, cối xay hay bếp đá thật mộc mạc.
Phạm Hữu Tuyền sống tại Cao Bằng từ nhỏ; là người xây dựng cà phê Tộc với mong muốn làm “một bảo tàng dân tộc thu nhỏ của Cao Bằng” tại phường Hợp Giang, TP Cao Bằng. Anh Tuyền là người đam mê chụp ảnh, du lịch và tìm hiểu đời sống dân tộc. Lần gần nhất anh đến Khuổi Ky vào tháng 4/2021.
“Không giống các nơi khác trồng cây gai và chặt cây làm hàng rào; làng Khuổi Ky xây các bức tường, rào đá như thành lũy che chắn. Chúng được xếp từ hàng vạn viên đá lớn, nhỏ khác nhau bằng vữa kết dính trộn từ vôi và cát”, anh Tuyền chia sẻ.
Hà Kim Cương là một người tích cực quảng bá du lịch Cao Bằng; từng quay video làng đá Khuổi Ky, đăng trên fanpage Cao Bằng Hóng. Anh Cương cho biết vào năm 2010 Cao Bằng đầu tư sửa chữa, cải tạo; nhằm bảo tồn, khôi phục làng Khuổi Ky để khai thác, phát triển du lịch. Đến năm 2017, làng phát triển hình thức du lịch cộng đồng; tiếp đón hàng nghìn du khách mỗi năm, góp phần giúp người dân có thêm thu nhập, cải thiện đời sống.
Ẩm thực làng đá
Hiện nay, người dân Khuổi Ky đã có một số hộ làm homestay như Khuổi Ky, Yến Nhi, Quang Thuận và Mảy Linh homestay; có hệ thống điện, nước và internet đầy đủ. Giá phòng ở đây khoảng 100.000 đồng/đêm thích hợp làm điểm nghỉ một đêm để chuẩn bị cho hành trình khám phá thác Bản Giốc; động Ngườm Ngao, cách Khuổi Ky khoảng 3 km. Ngoài các điểm chính homestay, nhiều người dân huy động cùng nhau làm du lịch; có phân công phục vụ, từ ngủ nghỉ, ăn uống cho đến hướng dẫn và các sinh hoạt múa hát.
Ngoài tận hưởng không gian hoài cổ của làng đá, du khách còn được thưởng thức các món ăn đặc sản, dân dã. Những món ngon của Khuổi Ky được nấu từ rau cải, ngô, cốm, hạt dẻ, xôi trám đen cho đến gà thả đồi hay vịt; đặc biệt có măng rán, củ măng khứa từng đường nhỏ và ốp nhân thịt rán. Trong khi thói quen sống gắn liền với đá ở những làng lân cận đang dần phai nhạt; làng Khuổi Ky vẫn duy trì nguyên vẹn.
Tính đến sáng ngày 4/8, tỉnh Cao Bằng là địa phương duy nhất cả nước chưa có ca mắc Covid-19, tính từ đợt dịch 27/4. Khi dịch cả nước tạm ổn, du khách gần xa có dịp đến tham quan; trải nghiệm Khuổi Ky với sự hiếu khách của người dân; hứa hẹn đem lại cho mọi người cảm giác yên bình, thư thái.