Theo các báo cáo khoa học gần đây, thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm xanh rất tốt cho sức khỏe của bạn. Các thành phần dinh dưỡng có trong thực vật giúp con người dễ dàng hấp thụ và duy trì sự cân bằng của cơ thể. Bài viết này nhằm giới thiệu đến bạn đọc vai trò của mầm lúa mì đối với sức khỏe con người. Công thức bài thuốc dân gian gồm chanh, tỏi, mật ong và mầm lúa mì kết hợp quả óc chó đã được thử nghiệm. Trên hàng nghìn bệnh nhân ung thư và cho kết quả khả quan khi nhiều người đã khỏi bệnh.
Mầm lúa mì hiệu quả nhưng phải hiểu đúng?
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm (Đại học Bách Khoa Hà Nội). Đã lên tiếng về thực hư giá trị của loại cây đang được nhiều người dùng.
Theo PGS. Thịnh, tất cả các loại hạt mầm như giá đỗ, rau mầm… trong đó có mầm lúa mì đều có công dụng cho sức khỏe. Mầm phôi của lúa mì rất hữu ích và tốt cho sức khỏe mọi lứa tuổi và những người ăn kiêng.
Phôi lúa mì có 28% protid, có sắt, kali và acid folic hàm lượng cao. Có nhiều vitamin và khoáng chất, có các chất chống oxy hóa. Mầm lúa mì còn có các enzym chuyển hóa tinh bột thành đường giúp thức ăn tiêu hóa dễ dàng.
Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho rằng, nếu ai đó khẳng định mầm lúa mì có khả năng chống lại và điều trị ung thư là chưa có cơ sở khoa học. Hiện nay, cơ chế của ung thư là rất phức tạp việc điều trị ung thư hiệu quả. Vẫn chủ yếu dựa vào y học hiện đại. Do đó, người dân không nên tin tưởng một cách mù quáng vào những lời đồn thổi.
Còn theo lương y Vũ Quốc Trung, theo Đông y, mầm lúa mì có tính mát; vào tỳ, thận, tâm. Có tác dụng dưỡng tâm, bổ thận, kiện tỳ, nhuận tràng, trừ nhiệt, chỉ khát, trừ tự hãn, đạo hãn. Dùng tốt cho người bị kích động cuồng sảng, người bệnh đái tháo đường, tiêu chảy, tự ra mồ hôi, mồ hôi trộm… Ngày dùng 50 – 100g bằng cách nấu, luộc, bung, hầm…
Một số bài thuốc hiệu quả
Chữa tiêu hóa kém, thức ăn khó tiêu hóa: mạch nha lúa mì và sơn trà 10g, sắc uống
Tỳ vị hư ăn không tiêu: 10g mạch nha lúa mì, 10g đẳng sâm, 5g thảo quả, 5g trần bì, 3g gừng khô, 10g phục linh, 10g Bạch truật, 5 g hậu phác, 3g cam thảo, tất cả đủ thang sắc uống.
Trị chứng phiền muội, buồn bực bất an, tinh thần hoảng hốt không tự chủ: Dùng bài Cam mạch đại táo thang: Tiểu mạch (lúa mì) 40g, cam thảo 10g, đại táo (xé) 10 quả. Sắc uống. Tác dụng dưỡng tâm, an thần, hòa trung hoãn cấp và còn có tác dụng tăng sữa cho sản phụ.
Hỗ trợ giảm rối loạn nhịp tim: Dùng hạt mì hạt đã xát vỏ hoặc đã xay dạng bột mì 50 – 80g, gạo tẻ 60g, đại táo 5 quả. Tất cả nấu cháo.
Bài thuốc dân gian chữa ung thư dạ dày
Bạch hoa xà thiệt thảo – bán chi liên
Trong đông y, bạch hoa xà thiệt thảo (cây lưỡi rắn) có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tiêu ung tán kết. Bên cạnh đó, cây bạch hoa xà thiệt thảo còn có tác dụng ức chế sự phân chia của các tế bào ung thư. Tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Còn bán chi liên là vị thuốc có khả năng thanh nhiệt. Giải độc, giảm đau, hạn chế sự phát triển của khối u.
Nghệ, mật ong và chanh
Trong nghệ có chứa chất curcumin – một chất đã được nghiên cứu và chứng mình. Về tác dụng của nó trong việc tiêu diệt các tế bào ung thư nhưng không làm hại đến tế bào lành.
Bên cạnh đó, chất curcumin còn có tác dụng ức chế quá trình hoạt hóa NF-kB. Hoạt hóa bất hợp lý NF-KB là một trong những cơ chế gây phát sinh bệnh ung thư dạ dày có liên quan đến vi khuẩn H. pylori.
Tuy vậy, để đạt được tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư dạ dày ở người. Thì lượng curcumin cần dùng là 12-20 g theo đường uống. Đây là liều rất cao, hầu hết bệnh nhân không thể tuân thủ theo được. Do đó, bài thuốc dùng nghệ chỉ có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa ung thư dạ dày.