Xóa sổ viêm phế quản ở người cao tuổi với những biện pháp này

Viêm phế quản là một bệnh nhiễm trùng phổi rất phổ biến ở người cao tuổi, biểu hiện bằng tình trạng tắc nghẽn và viêm ở các tiểu phế quản (đường dẫn khí nhỏ trong phổi). Ho liên quan đến viêm phế quản thường bắt đầu như một triệu chứng của cảm lạnh thông thường, nhưng khi viêm phế quản tiến triển, ho có thể liên tục và chuyển thành thở khò khè hoặc khó thở. Và tùy theo viêm phế quản cấp tính hay mãn tính mà có thể kéo dài hàng tháng. Tham khảo bài viết dưới đây của pimdialer để biết rõ hơn về viêm phế quản ở người già.

Triệu chứng của viêm phế quản ở người cao tuổi

Triệu chứng của viêm phế quản ở người cao tuổi
Người mắc bệnh viêm phế quản

Dấu hiệu của viêm phế quản cấp thường dễ nhận biết. Bệnh thường xuất hiện sau một đợt cúm. Người bệnh có sốt, đau đầu, đau mỏi người, đau rát họng, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi. Sau đó người bệnh xuất hiện ho tăng dần, có thể ho đơn thuần không kèm khạc đờm. Nhưng nhiều trường hợp có ho, khạc đờm.

Trong trường hợp này, người bệnh nên khạc đờm ra tờ giấy trắng, và nhận biết màu sắc đờm của mình. Nếu đờm màu trắng trong, khi đó bệnh thường chỉ do virus gây ra. Nhưng khi thấy đờm có màu vàng, màu xanh, hoặc màu đục như mủ. Những trường hợp này thường là viêm phế quản cấp do vi khuẩn, và cần được dùng kháng sinh.

Một số rất ít trường hợp viêm phế quản cấp có thể có biểu hiện khó thở, hoặc có sốt. Thậm chí có thể có đau ngực. Để tránh bị nhầm lẫn viêm phế quản cấp với những bệnh nhiễm trùng hô hấp khác. Tất cả những trường hợp có ho, khạc đờm, mà kèm theo chỉ cần một trong các biểu hiện như: Bệnh kéo dài quá 5 ngày, có thêm biểu hiện sốt, khó thở, tức ngực hoặc mệt nhiều,… cần đến khám bác sĩ ngay.

Biện pháp phòng ngừa viêm phế quản ở người cao tuổi

Hạn chế sử dụng thuốc lá

Một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý đường hô hấp nói chung. Và viêm phế quản ở người cao tuổi nói riêng chính là thuốc lá. Ngay cả khi người già không hút thuốc nhưng sống trong môi trường có nhiều khói thuốc. Nguy cơ mắc bệnh cũng rất cao. Do đó, cách phòng viêm phế quản ở người cao tuổi hiệu quả đó chính là tránh xa thuốc lá và khói thuốc lá.

Uống 1.5-2 lít nước mỗi ngày để hạn chế viêm phế quản

Mỗi ngày uống 1.5-2 lít nước có tác dụng hạn chế sự tắc nghẽn đường hô hấp. Đồng thời giúp quá trình thanh lọc và đào thải độc tố của cơ thể diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Nhờ đó, chức năng đề kháng, miễn dịch của cơ thể cũng được củng cố. Giúp chống lại các nguy cơ gây bệnh viêm phế quản như virus, vi khuẩn… hiệu quả hơn.

Người cao tuổi nên hình thành thói quen sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng hạn chế viêm phế quản

Vào thời điểm giao mùa, khi thời tiết thay đổi là lúc virus, vi khuẩn phát triển mạnh mẽ nhất. Đây cũng là khoảng thời gian sức đề kháng của người già giảm sút. Có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp nhiều hơn.

Nước muối sinh lý có tác dụng làm sạch và tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Do đó, người già nên hình thành thói quen sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng. Và vệ sinh hốc mũi hàng ngày. Cách này không chỉ làm sạch hiệu quả mà còn giúp việc hít thở dễ dàng hơn.

Tiêm phòng để bảo vệ sức khỏe cho bản thân

Cách phòng tránh bệnh viêm phế quản ở người cao tuổi hiệu quả nhất. Chính là tiêm vacxin các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Hiện nay, các trung tâm y tế địa phương thường tổ chức các đợt tiêm phòng cho người già và trẻ nhỏ. Do đó người bệnh hãy cập nhật lịch tiêm phòng để bảo vệ sức khỏe cho bản thân một cách tốt nhất. Trên 65 tuổi vẫn cần được tiêm vắc xin như bình thường.

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Biện pháp phòng ngừa viêm phế quản ở người cao tuổi
Phòng bệnh viêm phế quản để sống vui khỏe

Khi về già, cơ thể lão hóa, do đó các chức năng miễn dịch của người cao tuổi cũng giảm sút. Do đó, người bệnh cần biết cách chăm sóc và giữ ấm cơ thể khi trời lạnh hay làm mát vào những ngày nắng nóng.

Hãy chú ý mặc ấm và sử dụng khăn quàng, khẩu trang, bao tay khi ra ngoài trong những ngày thời tiết lạnh giá. Hạn chế đến những khu vực công cộng để tránh nguy cơ lây nhiễm virus, vi khuẩn gây bệnh.

Không nên tiếp xúc với tác nhân gây bệnh

Các tác nhân gây bệnh viêm phế quản có rất nhiều. Điển hình như lông động vật, phấn hoa hay môi trường nhiều khói bụi… Do đó, những người có tiền sử bệnh đường hô hấp không nên cho động vật nhiều lông sống trong nhà. Đồng thời vệ sinh và giữ cho không gian sống luôn sạch sẽ, thoáng mát, giảm nguy cơ viêm phế quản ở người cao tuổi.

Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

Trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, người cao tuổi nên lưu ý rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng. Đây là cách giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm virus, vi khuẩn và tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Để phòng viêm phế quản ở người cao tuổi hiệu quả, người bệnh đừng quên xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống, luyện tập khoa học, hợp lý. Hãy bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất cũng như thể dục, thể thao nhẹ nhàng mỗi ngày để tăng cường chức năng miễn dịch và tăng cường sức khỏe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha − 7 = 1